ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

tin tức - sự kiện

TƯ VẤN

TỶ GIÁ VÀNG
Vàng
Mua
Bán
SBJ
SJC
TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
USD
EUR
GBP

Tin tức / Kỹ xảo giao dịch chứng khoán

big4

Nhóm “tứ trụ” đang “bẻ cong” Vn-Index [14/09/2011]

Trong 8 phiên đầu tháng 9, Vn-Index tăng 44,7 điểm nhưng nếu loại bỏ 4 cổ phiếu MSN-BVH-VNM-VIC thì mức tăng chỉ còn 23,9 điểm.

Tính đến hết phiên giao dịch ngày 13/9, Vn-Index đã có chuỗi 13 phiên tăng điểm – một kỷ lục hiếm có từ trước đến nay.

Trong đó, tính riêng 8 phiên giao dịch đầu tháng 9, thì chỉ số đã tăng 44,7 điểm (10,5%) từ 424,7 điểm lên 469,4 điểm.

Điểm đáng chú ý là nếu loại bỏ 4 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất (“tứ trụ”) trong Vn-Index gồm MSN-BVH-VIC-VNM thì trong thời gian trên, Vn-Index chỉ tăng được 23,9 điểm (5,6%).

Như vậy, từ đầu tháng, nhóm này đã “buộc” Vn-Index phải tăng thêm hơn 20 điểm. Nguyên nhân xuất phát từ việc 2 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất là MSN và BVH đã tăng giá hơn 35%.

MSN-Tập đoàn Masan đã tăng trần 7/8 phiên từ đầu tháng, qua đó giá tăng từ 107 lên 147 nghìn đồng (tăng 37,4%).

BVH-Tập đoàn Bảo Việt thì tăng cả 8 phiên với mức tăng 35,3% từ 58 lên 78,5 nghìn đồng.

VNM-Vinamilk tăng xấp xỉ 4% trong khi đó, VIC-Vincom lại giảm gần 6%.

Cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhóm cổ phiếu trên cũng đã có những đợt tăng giá bất thường khiến cho Vn-Index không phản ánh sát với diễn biến thực tế của thị trường.

Tính theo giá ngày 13/9, nhóm “tứ trụ” chiếm tới 42,3% tỷ trọng Vn-Index; trong đó, MSN dẫn đầu với 14,5%, BVH chiếm 10,2%, VNM chiếm 93% và VIC chiếm 8,3%.

Bất cập xuất phát từ việc Vn-Index được tính toán dựa trên toàn bộ lượng cổ phiếu đang niêm yết, tức những cổ phiếu có lượng niêm yết càng lớn, thị giá càng cao (vốn hóa lớn) như 4 cổ phiếu trên thì sẽ ảnh hưởng càng nhiều đến chỉ số.

Trong khi đó, phần lớn các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới đều chỉ tính trên phần cổ phiếu tự do lưu hành (free float), tức loại trừ đi phần cổ phiếu của các cổ đông nội bộ, cổ đông nhà nước, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng; do hầu như không được đem ra giao dịch thì số cổ phiếu này gần như không có ảnh hưởng đến cung cầu cổ phiếu.

Đơn cử như MSN, hiện cổ phiếu này đang niêm yết toàn bộ hơn 515 triệu cổ phiếu, nhưng các cổ đông nội bộ đang nắm giữ tới hơn 90% lượng cổ phiếu.

Hay như đối với VCB và CTG, bây giờ nếu niêm yết số cổ phiếu của cổ đông nhà nước thì tỷ trọng của các cổ phiếu này trong Vn-Index sẽ tăng lên vài lần dù nguồn cung không tăng thêm một cổ phiếu nào.

Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh cũng thừa nhận VN Index đang dần bộc lộ một số hạn chế, bao gồm việc sử dụng duy nhất một chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu trên thị trường, cũng như cấu phần và phương pháp tính toán chỉ số cũng đang thể hiện nhiều bất cập.

Vì vậy việc xây dựng một bộ chỉ số mới nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại của VN Index là cần thiết, không chỉ tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, SGDCK mà còn đối với cả nền kinh tế.

Hiện Sở đang nghiên cứu và xây dựng một bộ chỉ số mới HOSE-Index nhằm dần thay thế chỉ số VN Index hiện tại, trong đó có chỉ số VN-30 được tiến hành xây dựng và thử nghiệm đầu tiên. Đây là chỉ số đại diện cho 30 công ty niêm yết trên SGDCK Tp. HCM có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất trên thị trường.

Dự kiến đến đầu năm 2012 thì chỉ số VN-30 mới được đưa vào sử dụng.
15 cổ phiếu lớn nhất trong công thức tính Vn-Index