ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

tin tức - sự kiện

TƯ VẤN

TỶ GIÁ VÀNG
Vàng
Mua
Bán
SBJ
SJC
TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
USD
EUR
GBP

Dịch vụ

1306980220_TV7

Huy động và kinh doanh vốn

Thách thức là sự minh bạch

Ông Tom Herron, Giám đốc dịch vụ tư vấn giao dịch Tài chính Ernst& Young Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp hiện nay đang chịu rào cản lớn là chi phí vốn vay rất cao. Do đó các lãnh đạo cần chủ động đa dạng nguồn vốn.

Với điều kiện của Việt Nam thì vốn chủ yếu vẫn từ NHTM, huy động từ cổ đông. Tuy nhiên trong 12 tháng tới thì các công ty cần quan tâm hơn đến vốn đến từ các quỹ đầu tư tư nhân.

Theo khảo sát của Earn&Young thì tỷ lệ các công ty Đông Nam Á quan tâm đến vốn từ các quỹ này đã tăng từ 8% của năm trước lên 14% ở hiện tại.

Với ông Matthew Lourey, Giám đốc dịch vụ tư vấn Grant Thornton Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm huy động vốn quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Mathew, các quỹ nước ngoài vẫn tiếp tục rót vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên có nhiều rào cản cho nguồn vốn này. Thứ nhất là các doanh nghiệp Việt Nam nợ quá nhiều, tràn lan nên nhà đầu tư lo ngại vốn đầu tư sẽ chỉ để thanh toán các khoản vay chứ không sử dụng mở rộng kinh doanh. Hơn nữa là thiếu minh bạch trong quản trị công ty, mô hình “công ty gia đình” phổ biến. Vì thế không tạo dựng được lòng tin với nhà đầu tư.

Thống kê vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 2003-2010

Có cùng nhận định như trên là ông Lê Hoàng Lân, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SGI. Ông Lân cho biết khi kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài thì yếu tố được đặt lên hàng đầu là sự minh bạch của công ty. Các nhà đầu tư dài hạn khi góp vốn vào doanh nghiệp muốn trực tiếp tham gia điều hành.

“Họ như cùng ăn cùng ngủ với doanh nghiệp”- ông Lân nói: “Nếu như doanh nghiệp huy động vốn cùa họ để đảo nợ thì cũng cần nói rõ. Doanh nghiệp huy động vốn với lãi suất 20%/năm để thay cho khoản vay 25%/năm thì đó là việc làm tốt cho dòng tiền của công ty, tốt cho cổ đông. Điều đó tốt cho công ty nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thường muốn che giấu.”

Doanh nghiệp năng động trong huy động vốn

T.S Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển TTCK- cho rằng với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay thì huy động vốn qua kênh chứng khoán cũng rất khó khăn. Nếu như năm 2010, TTCK đã huy động được 116.000 tỷ đồng thì trong 5 tháng đầu năm 2011 con số là rất nhỏ, không đáng kể.

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 5 tháng là 1,4% so kế hoạch cả năm 16% và Chính phủ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ thì bản thân các doanh nghiệp cần chủ động có phương thức huy động vốn khác nhau như huy động vốn qua chứng chỉ lưu ký, chuyển đổi các khoản vay thành vốn cổ phần.

Đối mặt với khó khăn các doanh nghiệp cũng tùy vào điều kiện cụ thể để huy động vốn cho doanh nghiệp. Bà Mai Thị Trúc Giang, Phó tổng giám đốc công ty CP Toàn Lực, cho biết công ty thời gian vừa qua do vay vốn khó khăn, lãi suất cao nên đã chủ động đặt hàng trả chậm với các bạn hàng.

“Với mối quan hệ lâu năm công ty đã đàm phán với nhà cung cấp được thanh toán trả chậm 3-6 tháng. Vì thế chúng tôi chỉ phải mở bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng thông qua hạn mức tín dụng được cấp. Mức phí thanh toán cho dịch vụ bảo lãnh thấp hơn nhiều chi phí lãi vay”- bà Giang cho biết.

Một số doanh nghiệp lớn, có uy tín thì hoàn toàn có thể tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Hoàng Anh Gia Lai là ví dụ khi phát hành thành công 100 triệu USD TPDN và niêm yết trên TTCK Singapore. Sắp tới Vincom cũng có ý định phát hành 300 triệu USD TP cũng niêm yết tại Singapore.

Khó khăn là hiện hữu nhưng đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp có trình độ quản lý vốn tốt chiếm ưu thế để vươn lên, mở rộng thị phần.